Tinh thần “Đông du cầu học” cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trường Đại học Đông Á trong những năm qua đã kiên trì kế tục tinh thần “Đông du” sang Nhật mà Phan Bội Châu, Tiểu La Nguyễn Thành và Duy tân hội đã tổ chức vào những năm đầu thế kỷ XX, với việc đưa hàng trăm sinh viên sang Nhật Bản thực tập và làm việc.
SỨ MỆNH KẾ TỤC TINH THẦN “ĐÔNG DU CẦU HỌC”
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
MỞ ĐẦU
Phong trào Đông du diễn ra trong giai đoạn từ 1905 đến 1909, là phong trào cầu học trên đất Nhật Bản của các sinh viên Việt Nam, nhằm chuẩn bị lực lượng cách mạng cho việc bạo động đánh Pháp của Duy tân hội. Phong trào nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của lực lược thanh niên trong nước lúc đó. Chính vì vậy phong trào Đông du đã đạt được sự phát triển tốt. Năm 1908, số lượng du học sinh của phong trào Đông du lên đến 200 người. Tuy nhiên, đế quốc Pháp đã bắt tay với đế quốc Nhật Bản dập tắt phong trào để trừ mối nguy hại đối với vai trò thống trị của họ ở Đông Dương. Phong trào Đông du đã không thể đi đến mục đích cuối cùng nhưng đã tạo ra một sự ảnh hưởng sâu rộng đối với các phong trào yêu nước Việt Nam trong bối cảnh lịch sử đương thời.
Đồng thời, tinh thần “Đông du cầu học” cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trường Đại học Đông Á trong những năm qua đã kiên trì kế tục tinh thần “Đông du” sang Nhật mà Phan Bội Châu, Tiểu La Nguyễn Thành và Duy tân hội đã tổ chức vào những năm đầu thế kỷ XX, với việc đưa hàng trăm sinh viên sang Nhật Bản thực tập và làm việc.
Tuy bối cảnh lịch sử khác nhau, nếu như những năm đầu thế kỷ XX Đông du là để giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột của ngoại bang. Thì hôm nay, Trường Đại học Đông Á đang “Đông du” để giúp sinh viên phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp, nối dài cơ hội cho mỗi sinh viên Trường Đại học Đông Á “lập thân kiến quốc”.
NỘI DUNG
“Đông du cầu học” do Phan Bội Châu và Duy tân hội khởi xướng đã kết thúc từ đầu thế kỷ XX và không đạt được mục đích đề ra khi khởi sự, là trở về nước bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập cho Việt Nam. Nhưng tinh thần Đông du vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Nhật Bản đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các du học sinh Việt Nam khi tìm kiếm con đường du học. Tinh thần đó có thể xem như một gạch nối quan trọng nối liền với Đông du trong quá khứ đến hiện tại của người Việt Nam trên đất Phù Tang. Tuy mục đích khác nhau bởi bối cảnh lịch sử không giống nhau. Nếu Đông du đầu thế kỷ XX nhằm để chuẩn bị lực lượng có tư duy tiến bộ nhằm đánh đổ ách thống trị của ngoại bang giành lại độc lập dân tộc thì Đông du hôm nay các thế hệ người Việt Nam trên đất Nhật Bản là để “lập thân kiến quốc”.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Trường Đại học Đông Á đã hòa vào dòng chảy “Đông du” đang diễn ra mạnh mẽ nhằm tìm kiếm những cơ hội mới cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc, học tập ở một xứ văn minh, hiện đại, nắm bắt kịp thời yếu tố thời đại để phát triển sinh viên một cách toàn diện nhất.
Từ năm 2002, Trường Đại học Đông Á đã xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm đối tác tại Nhật Bản. Nhà trường không ngừng gửi sinh viên đi học tập và làm việc để học tập công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản lí và phong cách làm việc chuyên nghiệp của người Nhật Bản. Trong nhiều năm nay, Trường Đại học Đông Á không ngừng xây dựng, mở rộng và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật Bản, nhà trường xem hợp tác với Nhật là hợp tác chiến lược. Chương trình đào tạo nhân sự chất lượng sang Nhật làm việc đã được Trường Đại học Đông Á đầu tư từ nhiều năm nay. Hiện nay, Trường Đại học Đông Á đang thúc đẩy chương trình giản dạy tiếng Nhật. Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường đã đào tạo hơn 2000 học viên tiếng Nhật. Đồng thời với khoa ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Đông Á đang là cơ sở giáo dục đào tạo ngôn ngữ Nhật Bản lớn nhất khu vực miền Trung. Bên cạnh đó Nhà trường coi trọng công tác nghiên cứu về Nhật Bản. Hiện tại, Trường Đại học Đông á đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, thúc đẩy các đề án nghiên cứu nhằm giúp sinh viên hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản Nhà trường cùng các đối tác Nhật xây dựng chương trình, sinh viên học văn hóa làm việc, học tiếng Nhật và đi thực tập một năm trước khi làm việc. Chương trình này đã được thực hiện cho 15 ngành đào tạo: Du lịch, Khách sạn, Ô tô, Công nghệ thông tin, Công nghiệp thực phẩm, Dinh dưỡng, Kinh tế, Điện -Điện tử, Tự động hóa,...
Thực tế đã có hàng trăm sinh viên của Trường Đại học Đông Á tiếp cận Nhật Bản với mục đích học tập và làm việc. Đó là những sinh viên được đào tạo những ngành thuộc về thế mạnh của Nhật Bản. Từ năm 2017, những sinh viên đầu tiên của Trường Đại học Đông Á với nhiều chuyên ngành khác nhau đặt chân lên xứ Phù Tang bắt đầu cho mục đích thực tập tại các thành phố của Nhật Bản. Theo số liệu thống kê được lưu trữ tại Phòng Đối ngoại và Hợp tác doanh nghiệp, tính đến thời điểm này đã có 361 sinh viên thuộc các khoa khác nhau nhận được cơ hội thực tập chuyên ngành tại Nhật Bản. Xét về con số tuy không lớn trong một mối quan hệ hợp tác nhưng đó là một khởi đầu tốt cho sự phát triển lâu dài, chiến lược sâu rộng hơn giữa Trường Đại học Đông Á đối với các đối tác Nhật Bản, đó là nền tảng quan trọng để Trường Đại học Đông Á tiếp tục thúc đẩy “Phong trào Đông du” của nhà trường. Tình hình cụ thể về số lượng sinh viên sang Nhật Bản qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 1. Số liệu thống kê sinh viên Trường Đại học Đông Á
sang thực tập chuyên ngành tại Nhật Bản (2017 - 2022)
Ngành học
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
Tổng
|
Y - Điều dưỡng
|
|
|
28
|
9
|
24
|
106
|
167
|
Du lịch
|
2
|
2
|
14
|
9
|
|
47
|
74
|
Quản trị nhân sự
|
1
|
|
|
|
|
|
1
|
Ngôn ngữ Anh
|
1
|
|
5
|
|
|
|
6
|
Quản trị kinh doanh
|
|
3
|
6
|
|
|
25
|
34
|
Điện - Điện tử
|
|
|
7
|
|
|
2
|
9
|
Công nghệ thực phẩm - Sinh học
|
|
|
5
|
5
|
|
7
|
17
|
Sư phạm
|
|
|
1
|
1
|
|
|
2
|
Xây dựng
|
|
|
|
|
|
12
|
12
|
Ô tô
|
|
|
|
|
|
41
|
41
|
Tổng
|
4
|
5
|
61
|
18
|
24
|
240
|
361
|
(Đơn vị: 1 sinh viên)
Xét về tốc độ phát triển có sự không đồng đều qua các năm, tuy nhiên xét chung cả giai đoạn từ 2017 đến 2022 tốc độ phát triển rất nhanh về số lượng. Trong vòng năm năm (2017 - 2022) tăng từ bốn sinh viên (2017) lên 240 sinh viên (2022), tăng thêm 236 sinh viên, bình quân mỗi năm tăng 40 sinh viên. Để dễ hình dung, chúng tôi thể hiện tình hình tăng trưởng bằng biểu đồ sau đây:

Hình 1. Tình hình phát triển của sinh viên Trường Đại học Đông Á sang Nhật Bản
Qua biểu đồ cho thấy dấu hiệu tăng trưởng nhanh từ năm 2018 đến 2019, tuy nhiên đến giai đoạn 2020 - 2021 có dấu hiệu giảm xuống. Nguyên nhân của sự suy giảm này bởi chịu sự tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, Trường Đại học Đông Á vẫn duy trì được một số lượng nhất định sinh viên “Đông du” mà không bị gián đoạn. Trên có sở đó, bước sang năm 2022, khi chính sách ứng phó dịch của cả Nhật Bản và Việt Nam thay đổi tình hình “Đông du” của sinh viên Trường Đại học Đông Á lại trung hưng trở lại với sự phát triển nhảy vọt. Điều này, chứng minh một chiến lược xuyên suốt và có tính bền vững của nhà trường đối với việc phát triển mục tiêu đưa sinh viên sang học tập, thực tập chuyên ngành cũng như làm việc tại xứ sở của mặt trời mọc.
Đồng thời, Nhà trường cũng coi trọng và phát triển chương trình hợp tác đào tạo với các trường Đại học uy tín tại Nhật Bản trong lĩnh vực trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên và chuyên gia với các trường Đại học, tiêu biểu như Kobe University of Welfare, Đại học Japan University of Economic, Shibaura Institute of Technology, Viện sau đại học Jigyo, Đại học Quốc lập Wakayama, East Asia Uni (ToA uni) Bên cạnh đó kí kết hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia Tập đoàn 7- Eleven, Tập đoàn H.I.S, Tập đoàn Zensho, Tập đoàn y tế xã hội Aijinkai, Tập đoàn Y tế xã hội Kameda, nhằm phát triển chương trình trao đổi lao động chất lượng cao, đưa sinh viên của Trường Đại học Đông Á sang nhật làm việc với chương trình dành cho kỹ sư các ngành kỹ thuật, xây dựng chương trình Intership một năm tại Nhật Bản đối với các ngành kỹ thuật thuật nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng và phong cách làm việc trước khi quay trở lại Việt Nam làm việc.
Hiện nhà trường đã và đang hợp tác với các chuyên gia của Nhật Bản trong các ngành Nông nghiệp nhằm phát triển phát triển và sản xuất cây Đậu đỏ tại Tỉnh Đaklak và các Tỉnh thành Tây Nguyên và các sản phẩm nông nghiệp khác ở khu vực Tây Nguyên. Với chương trình này, Đại học Đông Á mong muốn mở ra một cơ hội mới cho đồng bào khu vực Tây Nguyên có thể phát triển tốt hơn với thể mạnh của mình.
Với những định hướng của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo, trong những năm tới bên cạnh việc phát triển số lượng sinh viên sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản, Trường Đại học Đông Á hướng tới mục tiêu hợp tác đào tạo với các trường Đại học của Nhật Bản có chương trình đào tạo hợp với các ngành đào tạo của nhà trường đang tiến hành. Xem đó là sứ mạng của nhà trường đối với sự phát triển công tác đào tạo nhân lực phù hợp với xu thế trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN
Tuy không đạt được mục đích như ban đầu Duy tân hội đề ra đối với phong trào Đông du, nhưng phong trào đã có tác động không nhỏ đến tư tưởng cứu nước của Việt Nam trong thời cận đại. Không chỉ vậy tinh thần “Đông du cầu học” vẫn còn nguyên giá trị hôm nay. Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam tìm đến xứ Phù Tang học tập và nghiên cứu cũng như làm việc ngày một tăng.
Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Đông Á, một cơ sở giáo dục đại học hàng đầu khu vực miền Trung trong đào tạo chương trình Nhật ngữ đã từng bước xây dựng và kế tục “tinh thần Đông du” của Phan Bội Châu thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX. Đó là việc thúc đẩy chương trình đưa sinh viên của nhà trường sang Nhật Bản thực tập và làm việc. Đồng thời hướng tới một mục tiêu sâu rộng lâu dài hơn trong lĩnh vực hợp tác và liên kết đào tạo với các trường đại học uy tín của Nhật Bản nhằm chung tay cùng với các trường cơ sở giáo dục khác trong cả nước nắm bắt yếu tố thời đại, phát triển triệt để tinh thần “Đông du cầu học” của cha ông xưa.
NTH-NKT