HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ (6.3.1946) SỰ SÁNG TẠO CỦA CHÍNH PHỦ TRONG BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG SAU 1945.

Sau năm 1945, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài búa vây Việt Nam non trẻ vừa khai sinh đang đứng trước một nguy cơ lớn bị kẻ thù tiêu diệt. Bối cảnh đó, đòi hỏi Chính phủ phải có một đối sách khéo léo phù hợp để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8.1945.

1.Bi cảnh lịch sử

Sau 15 năm lãnh đạo cách mạng kể từ ngày ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng dành lại quyền độc lập từ tay Phát xít Nhật (Nhật đã đảo chính Pháp vào đêm 9.3.1945). Tuy nhiên tình hình Việt Nam sau 1945 được ví như“ngàn cân treo sợi tóc”, khi cùng lúc Chính phủ Việt Nam phải đối mặt với thù trong giặc ngoài. Bên trong người dân mù chữ đến hơn 95%, hậu quả của nạn đói năm 1945 do Nhật gây ra vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đối với xã hội. Đối với tài chính cũng tương tự, trong Cách mạng tháng 8, chúng ta không chiếm được ngân hàng Đông dương, thêm vào đó chúng ta tiếp quản một ngân sách trống rỗng... Về đối ngoại cũng không có gì khả quan. Việt Nam tuyên bố độc lập vào 2.9.1945, tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có nhiều hoạt động ngoại giao như gửi thư đến Liên hợp quốc và một các quốc gia đề nghị công nhận nền độc lập cho Việt Nam, tuy nhiên những nỗ lực đó tính đến trước 1950, vẫn không đạt được hiệu quả gì đáng kể, điều này tạo ra sự bất lợi lớn đối với Việt Nam trong công tác đối ngoại.

Trong bối cảnh đó, ngoại xâm xâm phạm nghiêm trọng. Có thể nhận định rằng, đây chính là giai đoạn lịch sử mà nước Việt Nam đối diện với nhiều kẻ thù ngoại bang nhất. Phía Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt tiến vào phía Bắc với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, vào nhưng không hẹn ngày ra với nhiều yêu sách vô lí như chúng ta phải cung cấp lương thực, yêu cầu để cho lực lượng tay sai của họ 70 ghế trong quốc hội, 4 ghế bộ trưởng và một ghế Phó chủ tịch nước. Với khẩu hiệu “diệt Cộng cầm Hồ” âm mưu tiêu diệt Chính phủ Việt Nam và phá hủy thành quả cách mạng tháng 8. Miền Nam, quân Anh đã tiến vào mang theo Pháp, nhằm giúp Pháp tải chiếm Việt Nam.

Như vậy, thù trong, giặc ngoài búa vây Việt Nam non trẻ vừa khai sinh đang đứng trước một nguy cơ lớn bị kẻ thù tiêu diệt. Bối cảnh đó, đòi hỏi Chính phủ phải có một đối sách khéo léo phù hợp để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng tháng 8.1945.

2. Hiệp định Sơ Bộ (6.3.1945) - đỉnh cao của nghệ tthuật lãnh đạo

Ngày 6-3-1946: Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt được ký kết

Trong bối cảnh bị bao vây mọi mặt, Chủ trương của chính phủ Việt Nam là đàm phán với Pháp, để “hoãn binh” chuẩn bị cho một cuộc chiến sinh tử với Pháp. Ở đây, chúng tôi phân tích ở hai khía cạnh, thứ nhất là sự phân tích kẻ thù, thứ hai là sự phân loại và xác định kẻ thù chính.

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, bản thân chính phủ Việt Nam đã có sự phân tích và hiểu Pháp cần gì trong bối cảnh đầu năm 1946, từ đó đề ra một đối sách hợp lí nhất đề kéo dài hòa bình tại miền Bắc. Trong quyển hồi kí của mình Sainteny (Đại diện chính phủ Pháp tại Việt Nam năm 1946) đã cho biết chính Pháp cũng đang cần một sự mềm mỏng từ phía Việt Nam. Ông nhận định rằng: “Chủ bài duy nhất của tôi chính là những cuộc tiếp xúc của những ông chủ mới Bắc Kỳ. Chính do những cuộc đàm phán đã tránh dẫn đến một thảm họa. Trong việc tranh thủ thời gian, trong việc làm cho người Việt hiếu rằng họ có thể đạt được một số mục tiêu chính đáng mà không cần phải đổ máu, chúng tôi đã trì hoãn được một cuộc đấu sức hoặc ít nhất đẩy lùi được thời gian chờ những thời điểm mà chúng ta có những phương tiện để lấy bạo lực chống lại bảo lực” (Jean Sainteny (2004).Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ, Nxb Công An nhân dân, tr.219-220.). Như vậy chính bản thân người Pháp cũng cần trì hoãn để chờ thời cơ chính muồi mới phát động bạo lực tiêu diệt chính phủ Việt Nam. Nắm được điều này, Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ và đấu tranh rất quyết liệt ngay từ đầu “trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi vấn đề, nhỏ nhặt nhất cũng như thiết yếu nhất (Jean Sainteny, sđd, 187), đặc biệt là sự cứng rắn cho mục đích độc lập. Về khía cạnh này chính bản thân Sainteny đã chia sẻ: “Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích thật sự, một mục đích cuối cùng đó là: Độc lập dân tộc”. Trước yêu cầu của người Pháp rằng, để người Pháp chịu trách nhiệm an ninh ở miền Bắc Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn trước người Pháp rằng: “Tôi không thể làm như vậy mà không trở thành phản bội Tổ quốc tôi… Chữ “Độc lập” với tôi không quan trọng mà quan trọng là nội dung của nó” (Philippe Deviller, Paris-Saigon-Hanoi). Một thái độ cương quyết đủ cho những người đại diện chính phủ Pháp thấy được sự quyết tâm của Việt Nam trên quan điểm tôn trọn hòa bình. Có được điều này, theo chúng tôi là sự phân tích thận trọng và nắm được thái độ của người Pháp trong tình thế “với 65 nghìn  người không dám mạo hiểm tấn công ngay miền Bắc bằng vũ lực” (Viện sử học (2017). Lịch sử Việt Nam, tập 10, tr.106).

Tuy nhiên, sự linh hoạt vẫn được thể hiện bên cạnh thái độ cứng rắn, trước tình thế lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Ban thường vụ trung (BTVTƯ) ương, và phân tích và nhận định: “vấn đề lúc này là không phải muốn hay không muốn đánh. Vấn đề biết mình biết người, nhìn nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và nước ngoài mà chủ trương cho đúng” (Đảng cộng sản Việt Nam(2000). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1946-1947), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.43-44). Chính vì vậy BTVTƯ đã quyết định chọn giải pháp “hòa để tiến”, trong tư thế “không ngừng một phú công việc sửa soạn, sẵn sang chiến đầu bất cứ lúc nào và ở đâu”.

Hồi 8 giờ 15 sáng 6.3.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo nội dung hiệp định và được hội nghị chấp Thuận. Ông Vũ Hồng Khanh (Nguyễn Trường Tam vắng mặt) thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh kí hiệp ước với Pháp. Người Pháp đã chờ đời giây phú kí kết trong tâm thể lo sợ, sợ Việt Nam sẽ thay đổi ý định, Sainteny chia sẻ trong hồi kí của mình rằng: “Trong khi chờ đợi giây phút lịch sử này, chúng tôi sống trong lo sợ”.

Hồi 16 giờ ngày 6.3.1946, tại số nhà 38, phố Lý Thái Tổ (Hà Nội), trước đại điện của các nước Trung Hoa, Anh, Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Vũ Hồng Khanh đã kí với ông Sainteny bản Hiệp định sơ bộ vỡi thỏa thuận kèm theo.

Ngoài các điều khoản khác (Xem thêm Lịch sử Việt Nam tập 10), Chính phủ Việt Nam đã loại bỏ được kẻ thù mạnh ở miền Bắc là quân đội của Tưởng Giới Thạch (20 vạn không có quy định ngày rút quân). Với nội dung điều khoản: Chính phủ Việt Nam sẵn sang tiếp đón quân Pháp vào thay thế quân đội Trung Quốc từ vĩ tuyến 16, và những đơn vị này sẽ được quân đội Việt Nam thay thế mỗi năm 1/5, trong vòng 5 năm.

Như vậy, tận dụng thể của Pháp chưa dám phát động bạo lực để chiếm miền Bắc, Chính phủ Việt Nam đã cưng rắn trong quá trình đàm phán. Đồng thời khôn khéo phân tích tình hình và loại bỏ hơn 20 vạn quân Tưởng và tay sai với nhiều yêu sách vô lí. Tạo ta một khoảng gian hòa bình cần thiết để bị mọi mặt cho kháng chiến toàn quốc và kháng chiến trường kỳ. Qua đó có thể nhận định rằng “Hiệp định sơ bộ” là một quyết định đúng đắn, sáng tạo và khéo léo của Đảng và Chính phủ Việt Nam lúc đó.

 

Tác giả

NTH.